Tin tức

sinh con có cần xem tuổi không

1. Tất cả những điều bạn cần biết về tiêm ngừa HPV

Bên cạnh việc tìm hiểu xem sau khi sinh con có cần tiêm phòng HPV hay không, có nhiều người tỏ ra tò mò về mục đích của việc tiêm ngừa HPV và độ tuổi phù hợp để tiêm.

Tại sao nên tiêm ngừa HPV?

Tiêm ngừa HPV nhằm mục đích chính là ngăn ngừa sự xâm nhập và tấn công của virus HPV – Human Papillomavirus gây bệnh ở con người, đặc biệt là các chủng virus có khả năng gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như type 6, 11, 16, 18,… Việc tiêm ngừa HPV mang lại nhiều lợi ích quan trọng như sau:

  • Ngăn ngừa ung thư cổ tử cung: Virus HPV là nguyên nhân chính gây ra ung thư cổ tử cung. Việc tiêm ngừa giúp giảm nguy cơ nhiễm virus, hạn chế khả năng phát triển ung thư cổ tử cung ở phụ nữ.
  • Ngăn ngừa các loại ung thư khác: Ngoài ung thư cổ tử cung, virus HPV cũng có thể gây ra bệnh lý hay thậm chí ung thư ở vùng miệng, họng, âm đạo, âm hộ, hậu môn và dương vật. Vì vậy, tiêm ngừa HPV cũng giúp giảm nguy cơ mắc các loại bệnh này.
  • Phòng ngừa khả năng tái nhiễm: Virus HPV hiện nay có hơn 100 loại khác nhau, trong đó hơn 40 loại có khả năng lây truyền qua đường tình dục. Do đó, việc tiêm ngừa sẽ hạn chế được nguy cơ tái nhiễm với bệnh nhân đã từng nhiễm virus HPV.

Tiêm phòng HPV là biện pháp hiệu quả để ngăn ngừa ung thư cổ tử cung

Khi nào nên tiêm ngừa HPV?

Thường thì việc tiêm ngừa HPV nên bắt đầu từ 9 – 26 tuổi. Việc tiêm ngừa sớm, nhất là khi chưa quan hệ tình dục sẽ mang lại hiệu quả phòng bệnh tối đa. Quá trình tiêm ngừa được thực hiện bởi các bác sĩ có trình độ chuyên môn cao để đảm bảo sự an toàn cho bệnh nhân.

Tuy nhiên, ngay cả khi đã sinh con hay chưa sinh con, đã quan hệ hoặc chưa quan hệ, nếu bạn đang trong độ tuổi phù hợp, Bộ Y tế vẫn cho phép tiêm ngừa vaccine HPV. Tuy nhiên, hiệu quả phòng bệnh sẽ không cao như các trường hợp chưa tiếp xúc với virus. Đồng thời, trước khi tiêm, bạn cần được khám lâm sàng và xét nghiệm để xác định xem cơ thể có đang bị nhiễm virus hay không. Nếu cơ thể đã từng bị nhiễm một hoặc một vài loại virus HPV, việc tiêm phòng sẽ giúp ngăn ngừa cơ thể nhiễm các chủng virus gây bệnh khác và hạn chế nguy cơ tái nhiễm.

2. Sinh con rồi, có nên tiêm phòng HPV?

Nhiều người tỏ ra nghi ngờ liệu sau khi sinh con có nên tiêm phòng HPV hay không, đặc biệt khi đã có quan hệ tình dục trước đó. Thực tế, phụ nữ có hoặc chưa sinh con, đã có hoặc chưa có quan hệ tình dục, nếu nằm trong độ tuổi thích hợp, Bộ Y tế vẫn cho phép tiêm vaccine HPV.

Tuy nhiên, hiệu quả phòng bệnh sẽ không cao đối với những trường hợp đã sinh con hoặc đã có quan hệ tình dục. Do đó, trước khi tiêm, bạn cần khám lâm sàng và xét nghiệm để biết cơ thể đã nhiễm virus hay chưa. Nếu đã từng nhiễm một loại hoặc một vài type virus HPV, việc tiêm ngừa sẽ giúp ngăn ngừa cơ thể nhiễm các chủng virus gây bệnh khác và hạn chế nguy cơ tái nhiễm.

Sinh con rồi có tiêm phòng HPV được không? - Câu trả lời là có nhé

3. Những lưu ý trước khi tiêm ngừa HPV

Trước khi tiêm ngừa ung thư cổ tử cung, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

Giá vaccine HPV là bao nhiêu?

Hiện nay, có 2 loại vaccine tiêm phòng HPV là:

  • Gardasil 9: phòng ngừa 9 tuýp virus HPV (6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52 và 58). Giá khoảng 3 triệu đồng/mũi.
  • Gardasil của Mỹ có thể ngăn ngừa được các chủng là 6, 11, 16 và 18 gây ung thư cổ tử cung, sùi mào gà, mụn cóc sinh dục,… có giá dao động từ 1.300.000 – 1.900.000 đồng/mũi.

Tiêm ngừa HPV đối với phụ nữ mang thai

Mặc dù chưa có bằng chứng nói về tác dụng của vaccine đối với thai phụ, nhưng để đảm bảo an toàn, phụ nữ đang mang thai hoặc có ý định mang thai trong 3 tháng tới không nên tiêm phòng HPV. Tốt nhất là đợi sau khi sinh xong rồi mới tiêm.

Phụ nữ đã sinh con trước khi tiêm HPV cần xét nghiệm để xem có nhiễm virus không

Tác dụng phụ

Sau khi tiêm ngừa, một số trường hợp có thể xuất hiện tác dụng phụ như:

  • Sưng, đỏ và đau tại vị trí tiêm.
  • Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn.
  • Sốt nhẹ.
  • Một số ít còn có biểu hiện nổi mề đay, đau bụng, tiêu chảy.

Vì vậy, sau khi tiêm, bạn nên ở lại cơ sở y tế từ 30 phút đến 1 tiếng để theo dõi phản ứng của cơ thể và kịp thời xử lý khi xuất hiện triệu chứng bất thường.

Với những chia sẻ về câu hỏi “Sinh con rồi có tiêm phòng HPV được không?”, hy vọng bạn đã có thêm kiến thức hữu ích. Mặc dù hiện nay, việc tiêm ngừa HPV áp dụng chủ yếu cho nữ giới, nhưng theo các nhà khoa học, nam giới cũng nên tiêm. HPV cũng có thể tấn công nam giới và gây ung thư hậu môn, dương vật,… hoặc các bệnh lý khác có liên quan.

Nhằm đảm bảo an toàn và phát huy tối đa công dụng của vaccine HPV, bạn cần lưu ý lựa chọn địa chỉ uy tín để thực hiện tiêm phòng ung thư cổ tử cung. Hệ thống Y tế MEDLATEC là một địa chỉ đáng tin cậy mà bạn có thể lựa chọn. Với hệ thống máy xét nghiệm hiện đại và đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, MEDLATEC cam kết cung cấp các xét nghiệm và kiểm tra trước khi tiêm phòng đảm bảo độ chính xác cao. Vaccine được sử dụng tại MEDLATEC có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và tuân thủ tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi chọn dịch vụ tiêm chủng tại MEDLATEC.

MEDLATEC là địa chỉ đáng tin cậy để thăm khám và tiêm ngừa HPV

Để được tư vấn hoặc đặt lịch tiêm ngừa HPV, vui lòng liên hệ tổng đài của MEDLATEC theo số điện thoại 1900 56 56 56 để được hỗ trợ và hướng dẫn chi tiết.

Bài viết liên quan

Tư vấn miễn phí (24/7) 094 179 2255